Xếp Hạng Kinh Tế Việt Nam Ở Đông Nam Á

Xếp Hạng Kinh Tế Việt Nam Ở Đông Nam Á

Mới đây, ứng dụng Voronoi Visual Capitalist đã công bố GDP bình quân đầu người của các quốc gia ở Đông Nam Á theo thứ tự từ cao đến thấp.

Mới đây, ứng dụng Voronoi Visual Capitalist đã công bố GDP bình quân đầu người của các quốc gia ở Đông Nam Á theo thứ tự từ cao đến thấp.

ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024 diễn ra từ ngày 8/12 đến 5/1/2025

ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024 (trước đây là AFF Cup) sẽ diễn ra từ ngày 8/12/2024 đến 5/1/2025 với sự tham gia của 10 đội bóng Đông Nam Á, được chia thành hai bảng.

Bảng A gồm Thái Lan, Malaysia, Singapore, Campuchia và Timor Leste; trong khi bảng B có sự hiện diện của Việt Nam, Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.

Ở vòng bảng, các đội thi đấu vòng tròn một lượt với 2 trận sân nhà và 2 trận sân khách, chọn ra hai đội đứng đầu mỗi bảng vào bán kết.

Các trận bán kết và chung kết được tổ chức theo thể thức lượt đi - lượt về, áp dụng luật bàn thắng sân khách.

Toàn bộ các trận đấu tại ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024 được Đài Truyền hình Việt Nam tường thuật trực tiếp trên các kênh VTV2, VTV5 và VTV Cần Thơ qua các hạ tầng VTVgo, VTVcab, SCTV, K+ và FPT Play.

Đội trưởng Duy Mạnh trả lời phỏng vấn trước buổi tập chiều 7/12 của đội tuyển Việt Nam.

Danh sách Đội tuyển Việt Nam tham dự giải vô địch Đông Nam Á - ASEAN Cup 2024

HUẤN LYỆN VIÊN TRƯỞNG: Kim Sang Sik

THỦ MÔN: Nguyễn Philip; Nguyễn Đình Triệu; Trần Trung Kiên

HẬU VỆ: Vũ Văn Thanh; Bùi Hoàng Việt Anh; Bùi Tiến Dũng; Nguyễn Thanh Bình; Trương Tiến Anh; Nguyễn Thành Chung; Đỗ Duy Mạnh; Phạm Xuân Mạnh; Hồ Tấn Tài; Nguyễn Văn Vĩ.

TIỀN VỆ: Nguyễn Quang Hải; Lê Phạm Thành Long; Khuất Văn Khang; Nguyễn Hai Long; Châu Ngọc Quang; Doãn Ngọc Tân; Nguyễn Hoàng Đức.

TIỀN ĐẠO: Nguyễn Tiến Linh; Bùi Vĩ Hào; Nguyễn Xuân Son; Nguyễn Văn Toàn; Phạm Tuấn Hải; Đinh Thanh Bình

Bảng xếp hạng AFF Cup 2024 (ASEAN Cup 2024)

AFF Cup 2024 mang đến nhiều thử thách, đặc biệt là tại Bảng B, nơi đội tuyển Việt Nam được xem là ứng viên hàng đầu nhưng phải đối mặt với những đối thủ khó chịu.

Đội tuyển Indonesia với đội hình gồm nhiều cầu thủ trẻ vẫn được đánh giá là thách thức lớn nhất.

Lịch sử đối đầu gần đây không ủng hộ Việt Nam khi đội đã thua cả ba trận gần nhất trước Indonesia mà không ghi được bàn thắng nào.

Trận đấu giữa Việt Nam và Indonesia vào ngày 15/12 được xem là quyết định trong việc giành ngôi đầu bảng.

Đội tuyển Philippines cũng là một đối thủ đáng gờm với chiến lược nhập tịch và lối chơi thực dụng.

Trận đấu với họ ngày 18/12 đòi hỏi sự tập trung cao độ từ đoàn quân của HLV Kim Sang-sik. Myanmar và Lào là những đối thủ "nhẹ ký" hơn, nhưng không thể xem nhẹ khi sự bất ngờ luôn xuất hiện trong các giải đấu lớn.

Bảng A cũng hấp dẫn không kém với sự hiện diện của Thái Lan và Malaysia. Thái Lan, đương kim vô địch, là ứng viên sáng giá cho ngôi đầu bảng.

Đội tuyển Malaysia, với dàn cầu thủ trẻ tài năng, được dự đoán sẽ cạnh tranh quyết liệt. Singapore và Campuchia cũng sẽ tạo nên những cuộc đối đầu đáng chú ý, trong khi Brunei khó có khả năng tạo nên bất ngờ.

Nhìn chung, AFF Cup 2024 hứa hẹn sẽ kịch tính ngay từ vòng bảng, với những trận đấu hấp dẫn và cạnh tranh khốc liệt cho tấm vé vào bán kết.

Đội tuyển Việt Nam cần tập trung tối đa để vượt qua bảng đấu khó khăn và tiến xa trên con đường chinh phục chức vô địch.

Lượt đấu mở màn Bảng A, Đội tuyển Thái Lan thắng tưng bừng Đông Timor với tỷ số 10-0. Trong khi đó đội tuyển Campuchia cũng gây ấn tượng khi cầm hòa Malaysia với tỷ số 2-2.

Trong lượt đấu thứ nhất Bảng B (ngày 9/12) đội Indonesia đã vượt qua Myanmar với tỷ số sát nút 1-0. Đội tuyển Việt Nam thắng Đội tuyển Lào 4-1 trên sân khách.

Xếp hạng về tổng tài sản của 20 quốc gia, vùng lãnh thổ ở châu Á

1. Trung Quốc: Tổng tài sản 85,107 nghìn tỉ USD.

2. Nhật Bản: Tổng tài sản 25,692 nghìn tỉ USD.

3. Ấn Độ: Tổng tài sản 14,225 nghìn tỉ USD.

4. Hàn Quốc: Tổng tài sản 10,149 nghìn tỉ USD.

5. Đài Loan: Tổng tài sản 5,878 nghìn tỉ USD.

6. Đặc khu hành chính Hong Kong: Tổng tài sản 3,492 nghìn tỉ USD.

7. Indonesia: Tổng tài sản 3,405 nghìn tỉ USD.

8. Iran: Tổng tài sản 2,292 nghìn tỉ USD.

9. Saudi Arabia: Tổng tài sản 2,073 nghìn tỉ USD.

10. Singapore: Tổng tài sản 1,766 nghìn tỉ USD.

11. Israel: Tổng tài sản 1,564 nghìn tỉ USD.

12. Thái Lan: Tổng tài sản 1,341 nghìn tỉ USD.

13. Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng tài sản 1,142 nghìn tỉ USD

14. Bangladesh: Tổng tài sản 1,022 nghìn tỉUSD.

15. Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất: Tổng tài sản 994 tỉ USD.

16. Việt Nam: Tổng tài sản 985 tỉ USD.

17. Pakistan: Tổng tài sản 640 tỉ USD.

18. Malaysia: Tổng tài sản 615 tỉ USD.

19. Kuwait: Tổng tài sản 545 tỉ USD.

20. Kazakhstan: Tổng tài sản 523 tỉ USD.

Kinh tế Việt Nam năm 2023 tăng trưởng thế nào?

GDP năm 2023 ước tính tăng 5,05% so với năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng trưởng của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011-2023 . Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,83%, đóng góp 8,84%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,74%, đóng góp 28,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,82%, đóng góp 62,29%.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 11,96%; 38,17%; 41,32%; 8,55%).

GDP bình quân đầu người năm 2023 (theo giá hiện hành) ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).

Xuất khẩu hàng hóa: Tính chung cả năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 355,5 tỷ USD, giảm 4,4% so với năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 95,55 tỷ USD, giảm 0,3%, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 259,95 tỷ USD, giảm 5,8%, chiếm 73,1%.

Nhập khẩu hàng hóa: Tính chung cả năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 327,5 tỷ USD, giảm 8,9% so với năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 117,29 tỷ USD, giảm 7,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 210,21 tỷ USD, giảm 9,8%.

Tính chung cả năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 28 tỷ USD (năm trước xuất siêu 12,1 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,74 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 49,74 tỷ USD.

Kinh tế Việt Nam năm 2023 xếp hạng bao nhiêu trên thế giới?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quy mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD.

Với kết quả này, quy mô kinh tế Việt Nam năm 2023 xếp thứ 34 theo bảng xếp hạng của CEBR.

Theo dự báo, nếu tiếp tục duy trì đà phục hồi và tăng trưởng thì đến năm 2038, với quy mô GDP dự kiến đạt 1.559 tỷ USD, nền kinh tế Việt Nam có thể sẽ vượt qua các nền kinh tế khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan (1.313 tỷ USD), Singapore (896 tỷ USD), Philippines (1.536 tỷ USD) để lọt nhóm 25 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Còn xét về GDP (theo PPP – sức mua tương đương), theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2022, Indonesia là quốc gia có quy mô GDP (PPP) lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, đạt khoảng 4.036 tỷ USD, Thái Lan khoảng 1.482 tỷ USD và Việt Nam xếp thứ 3 với quy mô GDP (PPP) - đạt khoảng 1.321 tỷ USD.

Theo sau là Philippines với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.170 tỷ USD. Malaysia xếp thứ 5 với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 1.134 tỷ USD. GDP (PPP) Singapore đạt khoảng 719,08 tỷ USD, xếp thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á.

Chỉ tiêu kinh tế Việt Nam năm 2024

Theo Nghị quyết 103/2023/QH15, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của năm 2024 được đặt ra như sau:

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 6,0 - 6,5%.

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.

- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.

- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.

- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.