Vương Truyền Nhất

Vương Truyền Nhất

CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC A-RẬP THỐNG NHẤT VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

CÁC TIỂU VƯƠNG QUỐC A-RẬP THỐNG NHẤT VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

Vấn vương - Vương vấn - Vấn vít

Đề thi môn tiếng Việt lớp 4 của một trường tiểu học ở TP Thanh Hóa (năm học 2021-2022), yêu cầu học sinh nhận diện từ láy như sau: “Từ nào không phải từ ghép: A. châm chọc; B. vương vấn; C. phẳng lặng; D. nóng nực”.

Học sinh khoanh tròn vào phương án “B. vương vấn”, và được chấm là đúng (câu 7; 0,5 điểm). Chính Từ điển từ láy tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ - Hoàng Văn Hành chủ biên) cũng đã thu thập và giảng từ “vương vấn” là “Cứ phải nghĩ đến, nhớ đến mà không thể dứt ra được mặc dù không muốn thế. Vương vấn chuyện gia đình. Xa nhau rồi mà lòng còn vương vấn”, và ở mục từ “vấn vương” thì giảng là “như vương vấn” và lấy ví dụ “Suy nghĩ vấn vương. “Cho nắng hường vấn vương muôn ngàn sợi” (Hàn Mạc Tử)”.

Tuy nhiên, “vương vấn” hay “vấn vương” đều là từ ghép đẳng lập, không phải từ láy. Cụ thể, vương nghĩa là mắc vào, dính vào, thường là vô tình, ngoài ý muốn (như Bỏ thì thương, vương thì tội - Tng; Tiếc thay chút nghĩa cũ càng, Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng - Kiều); vấn 絻, gốc Hán vốn chỉ việc mặc đồ tang thời xưa, phải để đầu trần, cột tóc, dùng vải gai quấn đầu; sau được dùng với nghĩa quấn, cột, cuộn thành nhiều vòng (như vấn khăn; vấn tóc nói chung, cùng nghĩa với vấn trong vấn vít).

Lại nói về từ vấn vít. Từ điển từ láy tiếng Việt (sách đã dẫn) thu thập và giảng như sau: “vấn vít đgt. 1. Xoắn lại với nhau nhiều vòng. Dây leo vấn vít quanh gốc cây cổ thụ. “Chín hồi vấn vít như vầy mối tơ” (Nguyễn Du). 2. Luôn luôn vương vấn trong trí, trong lòng. Đầu óc vấn vít nỗi nhớ thương”.

Tuy nhiên, vấn vít cũng là từ ghép đẳng lập. Như đã phân tích ở trên, vấn nghĩa là quấn, cột làm nhiều vòng (như vấn khăn; vấn đầu; Vấn tóc cho gọn lại); vít là kéo xuống, kéo cong xuống hoặc kéo lại gần (như vít xuống; vít cành cây; vít cần rượu). Các loại dây leo thuộc họ bầu bí dùng “tay” vươn ra, bám vào các cành nhánh của cây chủ, rồi vít, kéo lại để bò lên, sau đó thân của nó vấn nhiều vòng quanh cây chủ; cây bò lan đến đâu thì vấn vít đến đấy. Nghĩa rộng của vấn vít được hiểu như vấn vương/vương vấn.

Như vậy, từ điển và sách giáo khoa đã dạy các em học sinh rằng “vương vấn”, “vấn vương”, “vấn vít” là từ láy. Theo đây, với một từ được xem là từ láy, thì hầu như người ta sẽ bỏ qua, không quan tâm đến nghĩa của từng yếu tố cấu tạo từ, “vương” là gì, “vấn” là gì nữa. Trong khi nếu được giảng: vương ở đây là mắc vào, dính vào, vấn là quấn lại, buộc vào; nghĩa ẩn dụ của từ ghép đẳng lập này chỉ việc thường cứ phải nghĩ đến, nhớ đến điều gì đó, không thể dứt đi được, giống như bị vương (vướng mắc vào), bị vấn (quấn, buộc vào),... thì các em học sinh sẽ hiểu sâu thêm nghĩa của từ ngữ, và cảm nhận được cái hay cái đẹp của tiếng Việt.

Các tân thạc sĩ nhận học vị năm 2019

Đại học Stirling là một trong những trường Đại học hàng đầu Vương quốc Anh. Đại học Stirling xếp thứ 2 tại Scotland và xếp thứ 6 trên toàn Vương quốc Anh trong số 100 trường đại học dưới 50 năm tuổi (The Times Higher Education).

Ngành Truyền thông của trường xếp hạng 1 tại Scotland (The Complete University Guide 2015, The Guardian University Guide, The Times and Sunday Times Good University Guide 2014) và thứ 7 tại Anh Quốc.

Năm 2014, chương trình đã được Hội đồng khoa học Public Relations Council of India (PRCI) trao giải thưởng India Chanakya International Awards - Best International Communication School/Course (Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Truyền thông Quốc tế tốt nhất).

Hơn 10 năm nay, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-TP.HCM liên kết với ĐH Stirling (UK) tuyển sinh Chương trình Thạc sĩ Quản trị Truyền thông.

Chương trình được thiết kế với 6 môn học gồm: Business Intelligence Management, International Communications, Global Media Industries, Business Strategy and Applied Marketing, Research Methods, Strategic Public Relations.

Học viên học bằng tiếng Anh với các giáo sư đến từ Trường ĐH Stirling và với đội ngũ hướng dẫn là các chuyên gia truyền thông tại Việt Nam. Để nhận học vị thạc sĩ, học viên cần thực hiện luận văn nghiên cứu.

Thời gian học kéo dài trong 15 tháng đối với hình thức toàn thời gian và 25 tháng đối với hình thức bán thời gian. Chương trình được thiết kế linh hoạt cho người đi làm nên học viên sẽ học vào buổi tối các ngày trong tuần và học theo từng đợt của môn học.

Theo các chuyên gia truyền thông, Thạc sĩ Quản trị Truyền thông liên kết giữa Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-TP.HCM và Trường ĐH Stirling (UK) được xem là chương trình liên kết quốc tế có chất lượng hàng đầu Việt Nam hiện nay. Chương trình đã cung cấp cho lĩnh vực truyền thông, báo chí, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, marketing… tại Việt Nam nhiều chuyên gia xuất sắc.

Phát biểu trong Lễ Vinh danh thạc sĩ Quản trị truyền thông tốt nghiệp năm 2019, giáo sư Neville Wylie – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Stirling chia sẻ: "Tại Stirling, chúng tôi luôn tự hào đã giúp các học viên của mình trở nên nổi bật và tôi rất phấn khởi khi nghĩ rằng các bạn tốt nghiệp chương trình sẽ là những người đưa ra và hình thành ý kiến của riêng mình; truyền đạt các ý tưởng, giá trị trên khắp đất nước Việt Nam và còn hơn thế nữa. Đây là lúc dành cho bạn, là cơ hội của bạn để vươn ra thế giới, để tạo ra sự khác biệt và tự trở thành điều khác biệt".

Ông cũng cho biết, sinh viên ĐH Stirling tốt nghiệp tại Việt Nam hiện là một phần quan trọng của một cộng đồng lớn hơn với khoảng 88.000 cựu sinh viên, trải dài khắp toàn cầu.

Giáo sư Neville Wylie – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Stirling đánh giá cao việc thực hiện chương trình tại Việt Nam

Tân thạc sĩ Trác Hoàng Thúy Vi chia sẻ niềm vui và lòng biết ơn đối với các giảng viên từ chương trình: "Tôi thật sự cảm kích vì các giáo sư đã cho tôi một cơ hội tuyệt vời để góp nhặt thêm nhiều kiến thức thực tế và có giá trị trong lĩnh vực truyền thông, điều mà tôi chưa được biết trước đó.

Tôi thật sự yêu thích cách dạy của các giảng viên, họ đã truyền cảm hứng cho tôi và thu hút tôi cho đến môn học cuối cùng".

Tân thạc sĩ Trác Hoàng Thúy Vi chia sẻ niềm vui tại lễ tốt nghiệp năm 2019

Bà Nguyễn Anh Quân – Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc tế, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-TP.HCM cho biết: Các học viên theo học chương trình là các cá nhân quan tâm, làm việc trong các lĩnh vực như: báo chí, truyền thông, tiếp thị, quảng cáo, quan hệ công chúng, báo chí, tổ chức sự kiện, kỹ thuật chuyên ngành điện tử - truyền thông…

- Bằng thạc sĩ Quản trị Truyền thông có giá trị toàn cầu

- Ngôn ngữ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh

- Giảng viên là giáo sư giàu kinh nghiệm từ ĐH Stirling

- Cơ hội học và trau dồi kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng chuyên môn tại môi trường giáo dục quốc tế chất lượng cao, có uy tín

- Thời gian phù hợp cho người đi làm

- Đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, cơ quan trong và ngoài nước

Hồ sơ đăng kí tuyển sinh bao gồm:

- Application form (theo mẫu tại Trung tâm Đào tạo quốc tế)

- 01 bản sao bằng tốt nghiệp đại học và 01 bảng điểm đại học (dịch sang tiếng Anh và công chứng)

- 02 thư giới thiệu về năng lực/ nghề nghiệp bằng tiếng Anh

- 01 thư cá nhân nêu lý do, nguyện vọng muốn tham dự chương trình (Personal Statement) bằng tiếng Anh

- Chứng chỉ IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80 để được xét miễn thi tiếng Anh đầu vào.

- Tốt nghiệp ĐH bất cứ ngành nào và có kinh nghiệm làm việc

- Đáp ứng yêu cầu tiếng Anh IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80

- Có kinh nghiệm làm việc liên tục bằng tiếng Anh trong ít nhất 2 năm trước khi dự tuyển

- (Ứng viên chưa đủ điều kiện đầu vào tiếng Anh có thể tham dự kỳ kiểm tra tiếng Anh đầu vào do Trường ĐH Stirling tổ chức)

Hạn chót đăng ký tuyển sinh: 27/03/2020.

Học phí toàn khóa học: khoảng 255.530.000 VNĐ (tương đương 11.000 USD) và nộp trong 2 đợt.

Phòng K09, số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Q.1, TP.HCM

Điện thoại: 028 3829 3828 (170).

Website: http://cie-ussh.hcmussh.edu.vn - Email: [email protected]

Ông Huỳnh Trọng Nghĩa- Email: [email protected] .

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hiện là một trong những nền kinh tế đa dạng nhất trên thế giới. Cơ sở hạ tầng và môi trường pháp lý của quốc gia đã làm cho UAE trở thành trung tâm tài chính hàng đầu ở Trung Đông, Châu Phi và Nam Á, mang đến cơ hội kinh doanh tuyệt vời cho các doanh nhân quốc tế.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là nơi giao thoa văn hóa, quy tụ nhiều dân tộc từ khắp nơi trên thế giới, mang đến sự đa dạng giúp quốc gia này trở thành một nơi lý tưởng để kinh doanh quốc tế.

Là trung tâm giao thoa giữa Trung Đông, Châu Á, Châu Âu và Châu Phi, với các tuyến đường hàng không bay thẳng và tuyến đường biển chiến lược, quốc gia có tầm quan trọng lớn đối với hoạt động kinh doanh toàn cầu.

UAE cũng sở hữu chương trình đầu tư định cư Thị thực Vàng, cho phép nhà đầu tư nước ngoài và gia đình tự do sinh sống, làm việc và học tập tại quốc gia. Với sự đa dạng kinh tế và cơ sở hạ tầng hiện đại, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất mang đến vô số cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển.

Để thành lập công ty tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nhà đầu tư có thể lựa chọn các loại giấy phép sau, phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh:

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có ba loại hình doanh nghiệp: Công ty nội địa để giao dịch toàn cầu, Công ty thuộc khu chế xuất cho 100% quyền sở hữu nước ngoài, và Công ty ngoài lãnh thổ để tối ưu hóa thuế.

Công ty Mainland được thành lập trong lãnh thổ UAE, phải được chấp thuận bởi cơ quan chính phủ của tiểu vương quốc có liên quan. Giấy phép thương mại được cấp bởi Bộ Phát triển Kinh tế của tiểu vương quốc cụ thể. Công ty Mainland của UAE chủ yếu được đặc trưng bởi các điều kiện giao dịch tự do. Không giống như hai loại công ty còn lại, công ty Mainland có lợi thế là được phép giao dịch cả ở thị trường địa phương UAE và bên ngoài UAE.

Công ty Free Zone được thành lập trong một khu vực kinh tế đặc biệt trong một tiểu vương quốc, nơi hàng hóa và dịch vụ có thể được giao dịch. Có hơn 40 khu chế xuất tự do hoạt động tại UAE, với các quy định riêng và có một cơ quan quản lý của chính phủ được gọi là Cơ quan quản lý Khu vực Chế xuất. Cơ quan quản lý sẽ chịu trách nhiệm cấp giấy phép thương mại. Một khu vực chế xuất của UAE được đặc trưng bởi những lợi ích như: 100% sở hữu nước ngoài và ưu đãi về thuế. Một công ty Free Zone được phép giao dịch trong và ngoài UAE thông qua nhà phân phối được chỉ định.

Công ty Offshore được thành lập tại UAE nhưng không có hoạt động kinh doanh tại UAE. Công ty Offshore nhằm mục đích tối ưu hóa thuế hoặc để được hưởng các quy định phù hợp hơn.

Việc thành lập một công ty ở nước ngoài là thách thức dành cho nhiều nhà đầu tư quốc tế – chỉ riêng với vô số khu vực pháp lý tại UAE, làm thế nào để quý khách xác định khu vực phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp?

Việc lựa chọn khu vực pháp lý phụ thuộc vào một số yếu tố như hoạt động kinh doanh, cấu trúc công ty và sự cần thiết của việc mở văn phòng vật lý, nhưng các chuyên gia tư vấn thành lập doanh nghiệp dày dạn kinh nghiệm của Arton Capital sẽ giúp các quý khách thành công mở doanh nghiệp tại UAE dựa trên các yêu cầu cá nhân.

Dưới đây là một số khu vực pháp lý hàng đầu ở UAE:

Đối với các doanh nghiệp muốn hoạt động tại Dubai và mở rộng trên khắp UAE, Bộ Phát triển Kinh tế Nội địa Dubai cho phép giao dịch trực tiếp với khách hàng, các doanh nghiệp nội địa khác và hưởng các dịch vụ thiết yếu từ chính phủ Dubai.

Là một khu vực free zone có vị trí chiến lược và được công nhận trên toàn cầu, DMCC là lựa chọn lý tưởng cho các doanh nghiệp cần có văn phòng vật lý. Với hơn 19.000 công ty đã đăng ký cho đến nay, DMCC là một trung tâm về thương mại và hàng hóa lớn trên thế giới.

Là một trong những cảng biển lớn nhất thế giới và gần các thị trường khổng lồ, Khu vực Free Zone Jebel Ali là trung tâm thương mại kinh tế cho các doanh nghiệp công nghiệp cần không gian nhà kho rộng lớn và cơ sở hạ tầng hậu cần.

Meydan Freezone là nơi dành cho các freelancer và công ty start-up. Với đa dạng các tùy chọn về giấy phép kinh doanh, khu vực này cung cấp một hệ thống hỗ trợ rộng lớn cho các doanh nghiệp mới và mới nổi tham gia thị trường UAE.

RAKICC là một trong những cơ quan đăng ký doanh nghiệp phát triển nhanh nhất thế giới. Đối với các doanh nghiệp đang tìm cách thiết lập văn phòng nước ngoài tại UAE, RAKICC cung cấp giải pháp hiệu quả nhất về thời gian và chi phí.

Ngoài hình thức mở doanh nghiệp cung cấp cho nhà đầu tư quốc tế thẻ cư trú UAE ngắn hạn, chính phủ UAE cũng đã thiết lập thành công một chương trình thẻ cư trú dài hạn. Chương trình cấp thẻ cư trú có thời hạn 10 năm cho nhà đầu tư và gia đình, thông qua các khoản đầu tư vào các dự án công cộng và bất động sản.

Đầu tư tối thiểu 2 triệu AED vào một trong những hạng mục sau:

Trong một số trường hợp, khoản đầu tư phải được duy trì trong một khoảng thời gian tối thiểu và hạn chế sử dụng vốn vay để đầu tư. Quyền lợi:

Tất cả các khoản phí nộp hồ sơ do chính phủ UAE thu có thể thay đổi thường xuyên. Các khoản phí này phụ thuộc vào khu vực tài phán, hoạt động cấp phép và mức độ phức tạp của quy trình.

Liên hệ với us Arton Capital để nhận báo giá chính xác dựa trên nhu cầu của quý khách