Trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng cao giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể là chiếc vé thông hành để hộ cá thể gia nhập thị trường vận tải đầy tiềm năng. Việc hiểu rõ về quy trình xin cấp giấy phép, cũng như những lợi ích mà nó mang lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết AZTAX sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định, điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể.
Trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển hàng hóa và dịch vụ ngày càng tăng cao giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể là chiếc vé thông hành để hộ cá thể gia nhập thị trường vận tải đầy tiềm năng. Việc hiểu rõ về quy trình xin cấp giấy phép, cũng như những lợi ích mà nó mang lại trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Trong bài viết AZTAX sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định, điều kiện và thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể.
Để xin giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, nộp tại cơ quan có thẩm quyền, và thanh toán lệ phí. Sau khi thẩm định hồ sơ, nếu đạt yêu cầu, hộ kinh doanh sẽ nhận giấy phép và có thể bắt đầu hoạt động vận tải theo quy định.
Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho hộ cá thể gồm các bước như sau:
Sau khi hoàn thành hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải, hộ kinh doanh có thể nộp hồ sơ tới Sở Giao thông Vận tải tại tỉnh/thành phố theo hai cách sau:
Xem thêm: Dịch vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Hộ kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách cần tuân thủ các quy định về đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải hộ cá thể, quản lý phương tiện, điều kiện của lái xe, hợp đồng vận tải, bảo hiểm và an toàn giao thông. Đồng thời, hộ kinh doanh phải nộp đầy đủ thuế, phí theo quy định để đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn.
Kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách đối với hộ kinh doanh phải tuân thủ một số quy định cụ thể nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động:
Việc tuân thủ các quy định này không chỉ đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý của hộ kinh doanh mà còn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn cho xã hội.
Theo Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP và Điều 67 Luật Giao thông vận tải, có 3 đối tượng được hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể. Trong đó:
Nếu bạn muốn tìm hiểu thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể tham khảo chi tiết tại bài viết: Thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, bao gồm:
Để đăng ký kinh doanh vận tải hành khách cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:
Căn cứ Khoản 1 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:
+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
+ Bản sao chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.
+ Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
– Đối với hộ kinh doanh vận tải:
+ Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh đối với hộ kinh doanh vận tải sẽ bao gồm những giấy tờ được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP như sau:
+ Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Để xin giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, hộ kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau:
➨ Điều kiện về ngành nghề kinh doanh
Khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh, bạn cần đăng ký các mã ngành kinh doanh vận tải, chẳng hạn:
Nếu trên giấy phép hộ kinh doanh cá thể thiếu các mã ngành nghề về vận tải hàng hóa hoặc vận tải hành khách, thì hộ kinh doanh phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề trước khi làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh vận tải.
➨ Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
Xe ô tô vận tải hàng hóa phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh phải có quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê xe với tổ chức/cá nhân cho thuê theo quy định pháp luật.
Trước ngày 01/07/2021, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera hành trình trên các xe này để ghi và lưu trữ hình ảnh của lái xe trong quá trình xe lưu thông. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe phải đảm bảo như sau:
➨ Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách
Xe ô tô vận tải hành khách theo hợp đồng (không theo tuyến cố định) của hộ kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện sau:
Theo Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP và Điều 67 Luật Giao thông vận tải, có 3 đối tượng được hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể.
Theo Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP và Điều 67 Luật Giao thông vận tải, có 3 đối tượng được hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể:
Như vậy hộ cá thể chỉ được phép kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách theo hợp đồng, không được kinh doanh theo tuyến cố định.
Xem thêm: Giấy phép kinh doanh vận tải là gì?
Trước khi thực hiện hợp đồng vận tải khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cần thiết. Như hành trình – gồm điểm khởi hành, lộ trình, điểm đón, trả khách, điểm kết thúc hành trình. Thời gian thực hiện hợp đồng và số lượng khách du lịch. Thông báo viết bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email), Trang thông tin điện tử, phần mềm quản lý vận tải của Sở Giao thông vận tải. Theo mẫu quy định tại Phụ lục 34 của Thông tư này 63/2014/TT-BGTVT. Cự ly của hành trình được xác định từ điểm khởi hành đến điểm kết thúc của chuyến đi.
Khi vận chuyển khách du lịch, lái xe phải mang theo hợp đồng vận tải khách du lịch; chương trình du lịch; danh sách hành khách theo mẫu quy định tại Phụ lục 22 của Thông tư 63/2014/TT-BGTVT.
Xem thêm: Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch và lái xe chỉ được đón, trả khách tại các địa điểm đã ghi trong hợp đồng. Và thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký kết. Không được bán vé, xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe dưới mọi hình thức.
Hợp đồng vận tải khách du lịch được ký kết giữa đơn vị kinh doanh vận tải với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cả chuyến xe. Đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng vận chuyển khách đối với mỗi chuyến xe
Hợp đồng vận tải khách du lịch phải có các nội dung cơ bản sau: Thời gian thực hiện hợp đồng; Địa chỉ nơi đi, nơi đến; Hành trình chạy xe (Trong đó ghi rõ điểm khởi hành, lộ trình, Các điểm đón, trả khách, điểm kết thúc hành trình); Số lượng hành khách; Giá trị hợp đồng; Các quyền của hành khách. Và các dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình.