Lao Động Tại Thuỵ Điển

Lao Động Tại Thuỵ Điển

Loại gạo kém chất lượng bị tạm giữ không phải chủng loại gạo Việt Nam xuất khẩu sang Thuỵ Điển.

Loại gạo kém chất lượng bị tạm giữ không phải chủng loại gạo Việt Nam xuất khẩu sang Thuỵ Điển.

DU HỌC THUỴ ĐIỂN CHUYÊN NGÀNH: NGHỆ THUẬT SÁNG TẠO VÀ THIẾT KẾ.

Thuỵ Điển một quốc gia trong khu vực Bắc Âu, nổi tiếng với chất lượng cao và phúc lợi xã hội tốt với cảnh quan thiên nhiên vô cùng đẹp. Điều đáng đề cập là nơi đây cũng sở hữu một nền giáo dục chất lượng hàng đầu trên thế giới, Thuỵ Điển được xếp hạng TOP 5 trong bảng xếp hạng về chất lượng giáo dục bậc cao theo Universitas Ranking năm 2021 đánh giá. Du học Thuỵ Điển ngành Thiết kế Sáng tạo là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai có đam mê sâu sắc về nghệ thuật và sự sáng tạo. Thụy Điển nổi tiếng với hệ thống giáo dục tiên tiến, chú trọng vào việc phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng thực tiễn. Các trường đại học tại Thụy Điển cung cấp môi trường học tập hiện đại, cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp và dự án thực tế, giúp sinh viên không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn tích lũy kinh nghiệm quý báu. Hãy cùng CHD khám phá về tiềm năng du học ngành Nghệ thuật Sáng tạo và Thiết kế ở quốc gia này nhé!

Đất Nước Tiên Phong Trong Sáng Tạo Và Giáo Dục

Thụy Điển luôn là quốc gia tiên phong trong sáng tạo, nổi tiếng với việc áp dụng công nghệ cao vào các ngành kinh tế. Những sáng kiến như Spotify và Skype đều khởi nguồn từ quốc gia này, chứng tỏ sức mạnh sáng tạo của người Thụy Điển. Bên cạnh đó, IKEA và giải Nobel cũng là những "thương hiệu" nổi bật, gắn liền với trí óc và tài năng của đất nước này.

Triết lý giáo dục của Thụy Điển thực sự khuyến khích nghiên cứu và học tập cá nhân, thúc đẩy bạn tư duy độc lập và phát triển kiến thức. Điều này giúp sinh viên phát huy tối đa năng lực của mình trong môi trường học tập linh hoạt và sáng tạo.

Thụy Điển thuộc top 4 thế giới về giáo dục đại học, với nhiều trường đại học uy tín lọt vào bảng xếp hạng thế giới. Hàng năm, Chính phủ Thụy Điển chi 4,9% giá trị GDP cho giáo dục, thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc đầu tư vào tương lai thế hệ trẻ.

Thụy Điển là một trong năm quốc gia vùng Bắc Âu, cùng với Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Iceland. Đây cũng là quê hương của giải thưởng Nobel danh giá. Năm 2021, Thụy Điển đứng thứ hai thế giới và thứ nhất trong khu vực EU về Đổi mới sáng tạo theo Bảng xếp hạng Global Innovation Index. Điều này minh chứng cho sự phát triển vượt bậc và chất lượng giáo dục tại đất nước này.

Trong nhiều bảng xếp hạng trên thế giới, giáo dục Thụy Điển luôn nằm ở các vị trí đầu. Dù chỉ có khoảng 10 triệu dân, đất nước này sở hữu nhiều trường đại học có chất lượng đào tạo hàng đầu thế giới. Đại học Lund được xếp hạng 87 thế giới, Đại học Uppsala xếp hạng 124 và đã có 8 giải Nobel. Đại học SLU (Swedish University of Agricultural Sciences) đứng trong top ba thế giới về đào tạo Nông lâm nghiệp. Tổng cộng, Thụy Điển có 12 trường đại học nằm trong danh sách các trường đại học tốt nhất thế giới, theo Times Higher Education.

Một số chương trình học về ngành Nghệ thuật sáng tạo và Thiết kế tại Thuỵ Điển:

♦ Thiết kế thời trang và Dệt may

Khi học tập tại một quốc gia mang thiên hướng đặc biệt trong sáng tạo, sinh viên sẽ được các trường đại học đào tạo bài bản về chuyên ngành thiết kế cũng như định hướng về nghề nghiệp cho từng cá nhân. Vốn là quê hương của nhiều tập đoàn lớn như IKEA, TetraPak, Volvo, Ericsson, H&M,.... Thụy Điển cũng chính là nơi mà các bạn sinh viên có cơ hội đầu quân cho những công ty tầm cỡ – vốn coi trọng kỹ năng làm việc trong môi trường đa văn hóa mà các trường Đại học luôn lồng ghép vào trong nội dung đào tạo.

Ngoài ra, trong quá trình đào tạo tại trường, sinh viên có thể lựa chọn những khóa học khác nằm trong chuyên ngành thiết kế đề phù hợp với nhu cầu của thị trường như: Nghệ thuật sáng tạo, Thiết kế ngoài công nghiệp, Thiết kế thời trang và vải vóc, Thiết kế công nghiệp. Sau khi tốt nghiệp, mọi sinh viên sẽ có 12 tháng để tìm kiếm công việc tại quốc gia này.

Hơn nữa, một điểm thuận lợi đáng kể khác là tại nhiều doanh nghiệp ở Thụy Điển, tiếng Anh được sử dụng như ngôn ngữ chính trong môi trường làm việc. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên quốc tế trong việc tìm kiếm các cơ hội thực tập và việc làm.

Điều kiện nhập để nhập học ngành Thiết kế sáng tạo tại Thụy Điển

Để du học Thụy Điển, bạn cần được một trường đại học tại Thụy Điển chấp nhận và hoàn tất thủ tục xin visa trước khi lên đường.

Thụy Điển chào đón sinh viên quốc tế với các chương trình đại học, sau đại học và các khóa học ngắn hạn. Tùy theo chương trình mà bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:

♦ Chương trình cử nhân: Tốt nghiệp THPT, IELTS 6.5

♦ Chương trình thạc sĩ: Có bằng cử nhân liên quan, IELTS 6.5, kinh nghiệm làm việc (tùy trường và ngành)

Nếu bạn đáp ứng yêu cầu học thuật nhưng chưa đủ điểm IELTS (từ 5.0 – 6.0), bạn có thể đăng ký khóa pathway kéo dài từ 1 học kỳ đến 1 năm để nâng cao trình độ tiếng Anh. Khóa pathway không chỉ giúp bạn đạt chuẩn tiếng Anh mà còn giúp bạn làm quen với phong cách học tập và cuộc sống tại Thụy Điển, cũng như rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho việc học tập thành công. Sau khi hoàn thành khóa pathway, bạn sẽ được vào thẳng chương trình cử nhân hoặc thạc sĩ mà không cần nộp lại hồ sơ.

Thụy Điển có nhiều quy định khắt khe về sản phẩm nhập khẩu

Về xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Thụy Điển, bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý thông tin, Thuỵ Điển nói riêng và khu vực Bắc Âu nói chung có rất nhiều quy định, tiêu chí khắt khe về hàng hoá nhập khẩu, trong đó có gạo. Do đó, doanh nghiệp phải đặc biệt lưu ý đến những quy định của thị trường nhằm giữ thị phần cho sản phẩm, hàng hoá.

Đối với hạt gạo Việt, thời gian qua, Thương vụ đã tìm mọi giải pháp để đưa được hạt vào Việt Nam vào thị trường Thuỵ Điển. Trước năm 2019, mặt hàng gạo Việt Nam gần như vắng bóng trên thị trường Thụy Điển. Sau khi vận động cộng đồng doanh nghiệp người Việt Nam ở Thụy Điển "ưu tiên kinh doanh hàng Việt Nam", Thương vụ đã tích cực giới thiệu và quảng bá gạo Việt Nam. Đồng thời khuyến khích, hỗ trợ các đầu mối nhập khẩu hàng châu Á nhập khẩu hàng. May mắn là, các doanh nghiệp Việt kiều tại Thuỵ Điển đã rất tích cực phối hợp cùng Thương vụ quảng bá, đưa hạt gạo Việt vào bán tại thị trường này.

"Sau 3 năm, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Thụy Điển đã tăng từ vài chục ngàn USD lên 3 - 4 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thụy Điển nhập khẩu hơn 2 triệu USD gạo từ Việt Nam, tăng 94% so với cùng kỳ năm 2023", bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy chia sẻ.

Để gạo Việt Nam chinh phục tốt hơn thị trường Bắc Âu, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển khuyến cáo, các công ty nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra chất lượng và các thông số kỹ thuật an toàn thực phẩm của gạo, cũng như trong việc phân phối cho người tiêu dùng và người bán lại nhỏ hơn. Đối với các nhà cung cấp gạo đặc sản, tốt nhất là nên thiết lập quan hệ đối tác vững chắc và tránh buôn bán gạo với số lượng lớn.

Gạo Việt Nam không bị tạm giữ tại Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu sang Thụy Điển chủ yếu gạo Jasmine và Japonica. Trong khi đó, gạo vi phạm đợt này là basmati, có nguồn gốc xuất xứ từ các thị trường khác, không phải từ Việt Nam.

Trước đó, sáng 28/10, Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển phát đi thông tin cảnh báo, Cơ quan An toàn Thực phẩm Thụy Điển đã phối hợp cùng cảnh sát, Cơ quan Môi trường Lao động, Hải quan và nhiều thành phố thực hiện chiến dịch điều tra diện rộng nhằm kiểm tra các nhà phân phối gạo.

Hơn 600 tấn gạo basmati đã được kiểm tra và phát hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm côn trùng, gạo hết hạn và nhãn mác ngày tháng bị giả mạo. Ở một số trường hợp, các nhà phân phối không thể cung cấp thông tin nguồn gốc gạo. Chỉ có 5% trong số gạo kiểm tra đạt chất lượng như cam kết. Tại nhà máy sản xuất gạo duy nhất ở Eskilstuna, cơ quan chức năng phát hiện gạo không phân loại đang được đóng gói lại thành gạo basmati trong một đợt kiểm tra bất ngờ.

Chính quyền thành phố đã khởi tố công ty này vì vi phạm Luật Thực phẩm, làm giả hồ sơ và khai báo sai. Tuy nhiên, theo trưởng điều tra sơ bộ Anton Larsson Forsberg, cảnh sát chưa có động thái cụ thể. Tổng cộng, 20 công ty ở 6 thành phố bị kiểm tra, với 5 công ty bị cấm bán và 14 công ty phải sửa nhãn mác.

Động thái này của Thụy Điển một lần nữa cho thấy đây là thị trường có rất nhiều quy định khắt khe về sản phẩm.