Đông Nam Á là tiểu vùng nằm ở phía Đông Nam của Châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là vùng địa lý quan trọng, cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Australia, bao gồm hệ thống đảo, bán đảo, quần đảo đan xen giữa biển, vịnh biển vô cùng phức tạp.
Đông Nam Á là tiểu vùng nằm ở phía Đông Nam của Châu Á, tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đây là vùng địa lý quan trọng, cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Australia, bao gồm hệ thống đảo, bán đảo, quần đảo đan xen giữa biển, vịnh biển vô cùng phức tạp.
Căn cứ tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước Đông Nam Á theo hợp đồng gồm có như sau:
- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
- Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
- Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;
- Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;
- Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
- Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.
Ngày 7/9, ngoại trưởng các nước thuộc Liên đoàn Arab (AL) đã nhóm họp tại thủ đô Cairo của Ai Cập nhằm thảo luận về các vấn đề cấp bách của khu vực, bao gồm tình hình tại Sudan, Syria, xung đột Palestine-Israel và Đập Thủy điện Đại Phục Hưng.
Cuộc xung đột đang diễn ra tại Sudan là một trong những nội dung thảo luận chính trong chương trình nghị sự của cuộc họp này.
Phát biểu tại sự kiện, Tổng thư ký AL, ông Ahmed Abou El Gheit nhấn mạnh sự cần thiết phải ngừng bắn vĩnh viễn, trong bối cảnh hàng triệu người Sudan đã phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
Về phần mình, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã điểm lại những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ chủ tịch của Ai Cập tại phiên họp thứ 159 của Hội đồng ngoại trưởng các nước Arab.
Ông ca ngợi phản ứng hiệu quả và nhanh chóng của AL trong việc giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng Sudan ngay sau khi nổ ra vào tháng 4 năm nay.
Ngoại trưởng Ai Cập cũng đánh giá cao hiệu quả của nhóm tiếp xúc cấp bộ trưởng Arab để liên lạc với các bên ở Sudan nhằm chấm dứt xung đột tại quốc gia Đông Phi này, bao gồm Ai Cập, Saudi Arabia và Tổng thư ký AL.
Liên quan tới vấn đề Syria, theo ông Shoukry, các nước Arab ủng hộ việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, duy trì sự ổn định trong khu vực và đánh bại chủ nghĩa khủng bố và thực hiện các bước đi thiết thực và hiệu quả hướng tới giải pháp từng bước, phù hợp với Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Về xung đột Palestine-Israel, các nước Arab cam kết giám sát và ứng phó với những diễn biến mới tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của người Palestine, coi đây như một mục tiêu trọng tâm của AL.
Hội đồng đã tổ chức một số cuộc họp dưới sự chủ trì của Ai Cập và tái khẳng định lập trường nhất quán của các nước Arab về vấn đề Palestine, phù hợp với các nghị quyết hợp pháp quốc tế yêu cầu chấm dứt sự chiếm đóng của Israel.
Các nước Arab ủng hộ việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập với đường biên giới năm 1967 và Đông Jerusalem là thủ đô.
AL cảnh báo không nên sử dụng bạo lực và tránh đổ máu của người Palestine, nhấn mạnh rằng những hành động như vậy sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng trong toàn khu vực, đồng thời nhắc lại rằng bất kỳ sự can thiệp nào vào hiện trạng lịch sử và pháp lý tại các thánh địa ở Jerusalem đều bị bác bỏ một cách dứt khoát.
Ủy ban Bộ trưởng Arab Hỗ trợ Nhà nước Palestine cũng đã kêu gọi các nước Arab hợp tác với các tổ chức quốc tế và khu vực, nhằm vận động hành lang và có được sự hỗ trợ cần thiết để trao tư cách thành viên đầy đủ tại Liên hợp quốc cho Nhà nước Palestine.
Về vấn đề Đập Thủy điện Đại Phục Hưng (GERD), Ngoại trưởng Ai Cập Shoukry hối thúc AL kêu gọi Ethiopia chấm dứt các hành động đơn phương, nhằm giải quyết tranh chấp với Ai Cập và Sudan về việc tích trữ nước và vận hành con đập này.
Ông đánh giá cao việc AL thông qua các nghị quyết quan trọng để hỗ trợ Ai Cập và Sudan trong vấn đề chia sẻ nguồn nước sông Nile, bao gồm cả việc đưa vấn đề GERD trở thành chủ đề chương trình nghị sự thường trực trong các cuộc họp của AL.
Căn cứ Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Như vậy, hiện nay người lao động muốn xuất khẩu lao động sang các nước Đông Nam Á có thể thông qua 03 hình thức như sau:
(1) Thông qua đơn vị sự nghiệp công lập
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
(2) Thông qua dịch vụ tư vấn việc làm
Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
- Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
- Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
(3) Giao kết với doanh nghiệp nước ngoài
Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.