Hướng Dẫn Phát Âm Tiếng Hàn Chuẩn Như Người Hàn

Hướng Dẫn Phát Âm Tiếng Hàn Chuẩn Như Người Hàn

Rất nhiều người học tiếng Anh đã lâu, nhưng phát âm vẫn chưa chuẩn. Trong quá trình giao tiếp, có lúc người đối thoại cùng chẳng hiểu những gì bạn nói. Phát âm là vấn đề rất khó giải quyết với người mới bắt đầu hoặc học tiếng anh cho người mất gốc.

Rất nhiều người học tiếng Anh đã lâu, nhưng phát âm vẫn chưa chuẩn. Trong quá trình giao tiếp, có lúc người đối thoại cùng chẳng hiểu những gì bạn nói. Phát âm là vấn đề rất khó giải quyết với người mới bắt đầu hoặc học tiếng anh cho người mất gốc.

Âm gió (Voiceless consonants)

Hãy luyện tập thật kỹ âm gió trong tiếng Anh!

Trong tổng số 44 âm tiết trong tiếng Anh, có 8 phụ âm được xếp vào âm gió, bao gồm các âm: /p/ /t/ /k/ /f/ /θ/ /s/ /ʃ/ /ʧ/

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy đặc điểm nổi bật nhất của những âm này là sự xuất hiện của luồng hơi có thể làm lay động một tờ giấy nếu để trước miệng khi phát âm.

Trong tiếng Việt, chúng ta cũng có các âm tương tự nhưng gần nhưng không hề có kiểu bật hơi như thế. Nên đa phần chúng ta khi nói sẽ rất dễ phát âm các âm này theo “kiểu Việt Nam” nếu như không luyện tập cẩn thận.

Để luyện phát âm chuẩn những voiceless consonants này cách duy nhất là hãy nghe thật kỹ và luyện tập, bắt chước người bản địa. Click để cùng nghe và luyện tập các âm gió này nhé:

Tại sao người Việt thường bỏ qua âm cuối trong tiếng Anh?

Thiếu âm cuối là lỗi phổ biến nhất của khi người Việt phát âm tiếng Anh. Nhưng nguy hại hơn ở chỗ nhiều người không hề hay biết mình đang mắc lỗi này.

Nguyên do có lẽ phải làm một phép đối chiếu nhỏ với tiếng Việt. Trong ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta, một từ chỉ bao gồm một phụ âm và nguyên âm, trong khi với tiếng Anh, khi một từ có thể chứa nhiều phụ âm.

Trong tiếng Việt, từng nguyên âm được đọc rõ nhưng ở phát âm tiếng Anh, phụ âm đóng vai trò chủ đạo còn nguyên âm chỉ được phát âm rõ khi được nhấn trọng âm.

Cứ thế, người Việt chúng ta quen với cách nói thiếu phụ âm, và đặc biệt là phụ âm cuối của từ, tức “âm cuối”; trong khi nó lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tiếng Anh.

Âm cuối trong tiếng Anh rất phong phú. Để phân loại chúng để các bạn dễ dàng nắm bắt hơn, âm cuối được chia thành 3 trường hợp sau:

Đây là nhóm dễ phát âm nhất so với 2 nhóm còn lại, nhưng lại giúp bạn về cơ bản phát âm đúng 60% khi nói tiếng Anh. Cách luyện tập âm cuối hiệu quả nhất chính là ôn lại phần âm gió và kiểm tra lại việc đánh vần các từ có âm cuối (chẳng hạn: which, cheap, rest…) và cố gắng để bật thật rõ những âm này khi nói. Kết quả sẽ phụ thuộc 80% vào sự kiên trì của bạn và 20% còn lại là bạn phải có một người giỏi phát âm sửa lỗi cho.

Sau khi đạt mức cơ bản phát âm đúng tiếng Anh khi thành thạo các âm gió, bạn cần phát âm đúng 2 nhóm này để tạm gọi là “nói tiếng Anh hay”.

Ví dụ: hãy thử phát âm các từ này: “dad”, “bag”, “sum”, “rung”, etc.

Trong các từ trên, các âm “d”, “g” và “ng” rất dễ lẫn với âm tiếng Việt tương ứng, và nó chỉ được phát âm khi nó ở vị trí ending sounds ,như trong “dad” hay “didn’t”.

Lưu ý là âm “d” trong tiếng Anh là một âm hoàn toàn mới chứ không hề giống âm “d” hay âm “đ” của tiếng Việt.

Do đó, một cách để bạn luyện nói tiếng Anh hiệu quả là luyện thật tốt các từ cơ bản có chứa các âm khó chứ không cần luyện quá nhiều từ hoặc những từ quá hiếm gặp.

“H” không bao giờ được phát âm (âm câm) khi ở vị trí âm cuối, thậm chí trong một số từ như hour, heir … chữ “h” dù đứng đầu nhưng vẫn trở thành âm câm.

“L” bị thay đổi cách phát âm khi đứng ở cuối từ mà phía trước nó là một âm dài. (Ví dụ: “L” trong “leaf” khác với “L” trong “school”, vì ở “school” có sự xuất hiện của schwa trước khi kết thúc bằng “L”).

“R” có thể được phát âm hoặc câm khi ở vị trí ending sounds. Nếu “r” là kết thúc của 1 từ đơn như “car” hay “four” thì nó sẽ không được phát âm, tuy nhiên nếu từ tiếp theo lại bắt đầu bằng 1 nguyên âm như trong câu “my car is blue” thì lúc này âm “r” sẽ được đọc nối với “is”.

Âm cuối là là tổ hợp phụ âm như trong “world”, “work” hay “girl”. Những trường hợp này cần phải luyện tập nhiều mới thành thục.

Nối âm là bí quyết để nói tiếng Anh giống người bản xứ.

Trong thực tế, người bản ngữ luôn nối âm bất cứ khi nào một từ kết thúc bằng một phụ âm và đi sau nó là một nguyên âm (Ví dụ như “depend on”, “tell us”, “world of”, “move on”).

Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, hãy đọc nối phụ âm với nguyên âm.

Ví dụ: “mark up”, bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ (/ma:k k٨p/). “LA” (Los Angeles) phải đọc là /el lei/; “MA” (Master of Arts), /em mei/…

Lưu ý: khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng. Ví dụ “laugh” được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ, ví dụ “laugh at someone”, bạn phải chuyển âm /f/ thành/v/ và đọc là /la:v væt/.

Điều này có thể rất mới mẻ với nhiều người. Về nguyên tắc, bạn sẽ thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có 2 quy tắc để thêm phụ âm như sau:

Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ “o”, ví dụ:“OU”, “U”, “AU”,… bạn cần thêm phụ âm“W” vào giữa. Ví dụ “do it” sẽ được đọc là /du: wit/.

Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên) ví dụ: “E”, “I”, “EI”,… bạn thêm phụ âm “Y” vào giữa. Ví dụ: “I ask” sẽ được đọc là /ai ya:sk/.

Bạn thử áp dụng 2 quy tắc này để phát âm: USA /ju wes sei/, VOA /vi you wei/, XO /eks sou/,…

Về nguyên tắc, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc 1 phụ âm mà thôi. Ví dụ “want to” (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/.

Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là /ch/, vd: not yet /’not chet/;picture /’pikchə/.

Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/, vd:education /edju:’keiòn/

Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là /D/, vd. trong từ tomato /tou’meidou/; trong câu I go to school /ai gou də sku:l/.

Cách phát âm trường âm trong tiếng Nhật

Trường âm trong tiếng Nhật là những nguyên âm kéo dài, có độ dài gấp đôi các nguyên âm [あ] [い] [う] [え] [お] (theo wikipedia). Tức là khi đọc, trường âm có giá trị bằng một phách kéo dài nguyên âm trước nó. Chẳng hạn:Hàng あ có trường âm là あ. Ví dụ: お母さん (okaasan);おばさん(obaasan).

Cách phát âm trường âm khá đơn giản, nhưng người Việt chúng ta thường không quen phát âm kéo dài, nên thường bỏ qua điều này. Vấn đề này sẽ dẫn đến việc khi giao tiếp, người nghe cảm thấy khó hiểu.

Không nhấn hoặc nhấn sai trọng âm

Nhấn sai trọng âm hoặc không nhấn trọng âm của từ vựng tiếng Anh có thể khiến người nghe không hiểu, thậm chí hiểu sai nghĩa mà bạn muốn truyền đạt.

Ví dụ : Từ “dessert” (Món tráng miệng) và “desert” (Sa mạc) có cách viết gần giống nhau nhưng trọng âm lại khác biệt hoàn toàn, “dessert” nhấn âm tiết thứ 2 còn “desert” nhấn âm tiết thứ 1. Cần cẩn trọng trong việc nhấn âm, bởi lẽ rất nhiều người đã gặp phải tình huống “dở khóc, dở cười” với trọng âm trong tiếng Anh.

Bạn đã phát âm desert và dessert đúng chưa?

Phát âm các từ trong câu một cách rời rạc, không nối từ là một trong những thói quen khiến người Việt học tiếng Anh chưa hiệu quả. Tiếng Anh có quy cách nối âm cuối của từ trước với nguyên âm của từ sau, lên giọng và xuống giọng để nhấn mạnh những nội dung quan trọng của đoạn hội thoại, đồng thời tạo nên ngữ điệu trầm bổng, tự nhiên cho ngôn ngữ của mình. Khi trau dồi tiếng Anh, bạn cần lưu ý đặc trưng phát âm này để giao tiếp tốt hơn.

Nghe và nói là hai kỹ năng liên quan mật thiết với nhau trong quá trình rèn luyện giao tiếp. Nhiều người học tiếng Anh đều cho rằng muốn nâng cao kỹ năng nói thì việc chăm chỉ rèn luyện là điều quan trọng nhất. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Bạn cần luyện nghe thường xuyên để nắm bắt được ngữ điệu tự nhiên của người bản xứ, từ đó nói đúng và trôi chảy hơn.

Xem thêm: Quy tắc xác định trọng âm của từ phải biết