Nguyên tắc điều trị và lưu ý khi dùng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà
Nguyên tắc điều trị và lưu ý khi dùng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà
Với tấm bằng Logistic tại Hà Lan, sinh viên có nhiều cơ hội nghề nghiệp cùng mức lương trung bình theo thống kê của Payscale như sau:
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Logistic có thể làm việc tại nhiều tổ chức và doanh nghiệp với các vị trí như:
Ngành Logistics ở Hà Lan thực sự rất phát triển, khi sở hữu hai trung tâm vận chuyển quy mô nhất nhì Châu Âu là cảng biển Rotterdam và sân bay Schiphol, nơi đây trở thành nơi trung chuyển hàng hóa mấu chốt của lục địa Âu, mang về cho Hà Lan 55 tỉ Euro/năm, tạo ra hơn 813.000 việc làm, trở thành một trong những lĩnh vực nền tảng cho kinh tế của đất nước này.
Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thực hiện năm 2012 cho thấy, trong số 155 quốc gia được nghiên cứu, Hà Lan xếp thứ 5 về năng lực và chất lượng kho vận, cơ sở hạ tầng và môi trường hải quan (chỉ số LPI – Logistics Performance Index). Điều đó được chứng minh qua năng lực tải 34,000 lượt tàu biển và 133,000 lượt xe lửa đường bộ ra vào vận chuyển hàng ở cảng biển Rotterdam mỗi năm
Đối với chương trình PrEP của khu vực tư nhân họ có nhiều thế mạnh, thông tin bảo mật cao, khả năng tiếp cận đa dạng, phong phú. Nhiều người thuộc các nhóm nguy cơ cao vẫn chọn khu vực tư nhân để điều trị vì tính bảo mật cao, riêng tư, khả năng tiếp cận dễ dàng, thời gian mở cửa linh hoạt, ít thủ tục hành chính, thời gian chờ đợi ít, cán bộ y tế thân thiện, ít phán xét, tôn trọng bảo mật thông tin và danh tính của người bệnh. Tại Nghệ An Chương trình PrEP được triển khai từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh có 4 cơ sở điều trị bao gồm: Phòng khám ngoại trú - Bệnh viện Đa khoa TP Vinh; P hòng khám ngoại trú - Trung tâm Y tế Quỳ Hợp; Phòng khám ngoại trú – Bệnh viện đa khoa Diễn Châu;Phòng khám Glink Nghệ An , với tổng số 3646 khách hàng sử dụng dịch vụ ít nhất 1 lần trong kỳ báo cáo. Trong đó Phòng khám Glink là 3578 khách hàng, chiếm 98.1%.
Glink tổ chức truyền thông PrEP
Bạn N.T.C là một khách hàng MSM tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP, thông qua các buổi truyền thông trên nhóm mạng xã hội mà các bạn Glink tổ chức. Trước khi tham gia bạn N.T.C cũng rất băn khoăn vì sợ thuốc có nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên sau khi được tư vấn kỹ bạn quyết tâm tham gia chương trình và duy trì uống thuốc đều đặn. N.T.C chia sẻ: Sau khi điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP em cảm thấy tự tin hơn, an toàn hơn vì tần suất quan hệ tình dục của e tương đối nhiều, khi tham gia chương trình chúng em cũng thường xuyên được các anh, chị Phòng khám Glink mời tham dự các diễn đàn, hoạt động nhằm tăng cường kết nối và giao lưu, tìm hiểu kiến thức về phòng chống HIV/AIDS…em cảm thấy rất ý nghĩa và bổ ích”
Còn bạn T.V.H bạn tình của người nhiễm HIV gần một năm trước, khi biết H luôn ám ảnh liệu mình có bị nhiễm HIV hay không? nhưng khi biết đến PrEP, H đã chủ động tiếp cận và được tư vấn đi xét nghiệm HIV. H tâm sự: Kết quả xét nghiệm của em âm tính, em cảm thấy nhẹ nhỏm hẳn. Tuy nhiên được các anh, chị bên Phòng khám Glink tư vấn nên tham gia điều trị PrEP để phòng, tránh lây nhiễm HIV, nhờ đó mà em tìm lại được cảm giác yên tâm. Chủ động chăm lo cho sức khỏe của mình nhiều hơn”
Tư vấn cho khách hàng sử dụng PrEP
Một trong những thế mạnh của Glink đó là các bạn chủ yếu là người trong cộng đồng: MSM, TG… nên hiểu được cộng đồng mình muốn gì, nhu cầu ra sao, từ đó giúp họ tiếp cận được các dịch vụ dự phòng và điều trị hiện có trên địa bàn. Bên cạnh đó là tính thân thiện và đang dạng hóa mô hình cung cấp dịch vụ. Với khả năng dễ tiếp cận với nhóm nguy cơ cao Phòng khám Glink Nghệ An đã có những đóng góp quan trọng và hiệu quả trong nhiều chương trình phòng chống và điều trị HIV/AIDS thông qua tiếp cận và xét nghiệm, chuyển gửi tới các dịch vụ HIV/AIDS bao gồm xét nghiệm, PrEP, nPEP, ART, bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, viêm gan C….
Anh Lê Thanh Tùng, Giám đốc Phòng khám Glink Nghệ An cho biết: Phòng khám chúng tôi đã đưa ra nhiều phương thức tiếp cận tổng thể nhằm đáp ứng các nhu cầu và sở thích đa dạng của cộng đồng đích và người sống chung với HIV, từ đó có thể tăng tỉ lệ cộng đồng đích và người sống chung với HIV tham gia vào công tác phòng ngừa, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Đặc biệt là chú trọng truyền thông tạo cầu, quảng bá sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng mạng xã hội Zalo, facebook, tiktok, trên các ứng dụng, nhằm mang đến cho mọi người một phương pháp mới trong phòng ngừa lây nhiêm HIV, qua đó thu thút và động viên các bạn tham gia chương trình PrEP, nhất là trong cộng đồng MSM”.
Thời gian gần đây, số người đăng ký sử dụng PrEP có phần chững lại, tỉ lệ duy trì điều trị vẫn chưa được cải thiện. Tình trạng bỏ trị giữa chừng diễn ra khá nhiều, ảnh hưởng đến tính bền vững và hiệu quả lâu dài của chương trình PrEP. Ước tính có tới 30%-40 % tỉ lệ bỏ trị trong giai đoạn từ 2020-2023. Tỉ lệ bỏ trị cao không chỉ làm giảm tác động của PrEP trong việc ngăn ngừa lây nhiễm HIV ở cấp độ cá nhân, mà còn hạn chế khả năng kiểm soát dịch HIV/AIDS ở quy mô cộng đồng và quốc gia. Nếu tình trạng này không được cải thiện, các nỗ lực và nguồn lực đầu tư cho chương trình PrEP sẽ trở nên kém hiệu quả, đồng thời làm tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm cộng đồng nguy cơ cao.
Theo anh Lê Thanh Tùng: “Bên cạnh tỉ lệ bỏ trị PrEP cao là do nhận thức còn hạn chế của cộng đồng về biện pháp này, thì những nguyên nhân như thay đổi chỗ ở, nơi làm việc, không tái khám vì chưa sắp xếp được thời gian, chủ quan thấy không còn nguy cơ lây nhiễm… do đó việc đi lại để được thăm khám, tư vấn vẫn còn giới hạn”.
Để hạn chế tình trạng này, để công tác điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người có nguy cơ cao nhiễm HIV hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị PrEP, tập trung triển khai các giải pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm nguy cơ cao, nhất là nhóm MSM và mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV ra nhiều đối tượng khác. Đối với người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao cần điều trị PrEP thường xuyên, uống thuốc đúng, đều theo hướng dẫn của bác sĩ.
Việc triển khai hiệu quả chương trình PrEP sẽ là một bước tiến lớn trong kiểm soát tình hình nhiễm HIV, góp phần hạn chế số ca nhiễm nhiễm mới HIV, nhằm tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030.